Đang tải...

NHỜ GIẢI ĐÁP NHỮNG VƯỚNG MẮC THƯỜNG GẶP TRONG CÔNG TÁC KẾ TOÁN

Thảo luận trong 'Giúp đỡ' bắt đầu bởi Luyen Nguyen, 6 Tháng mười hai 2017.

  1. Nghề Kế Toán Admin

    Nghề Kế Toán Admin Administrator

    toàn các chuyên gia vào support, các bạn yên tâm rồi nhé
     
  2. Nguyễn Yến

    Nguyễn Yến New Member

    Mọi người tư vấn giúp em với ạ. Công ty em mới mua lại 1 xe ô tô 7 chỗ cũ của 1 công ty khác (250 triệu). Vậy giờ em cần làm những thủ tục, giấy tờ như thế nào ạ? Mọi người có thể hướng dẫn em với. Em cảm ơn ạ!
     
  3. uchjhax579zbo

    uchjhax579zbo New Member

    đã xem thấy oke , để mình xem xét thấy hay đây...!!!
     
  4. Trung Nguyen Van

    Trung Nguyen Van New Member

    Em chào mọi người, em đang có chút vấn đề về công việc, mong được mọi người giải đáp ạ:
    - Em đang làm cho 1 công ty bán vé máy bay, trong kỳ bên công ty có mua và bán vé cho khách và xuất hoá đơn trực tiếp cho khách, bên cạnh đó công ty còn thực hiện việc thu hộ tiền vé cho các hãng bay, tức là khách chuyển tiền cho công ty em, nhưng hãng bay lại xuất hoá đơn cho khách, bên em chỉ xuất hoá đơn phần lãi chênh lệch thôi ạ.
    Em muốn hỏi cách hạch toán phù hợp và có hướng nào để quản lý công nợ được không ạ.
    Em cám ơn mọi người
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  5. Chào em!
    Với một hãng bay (VD Vietnam airline), DN em có thể phát sinh các nghiệp vụ sau:
    + Mua vé
    + Thu hộ, chi hộ tiền vé
    + Thu phí hoa hồng (em gọi là hóa đơn lãi chênh lệch) từ dịch vụ bán vé đại lý

    Đối với nhóm khách hàng này, khi quản lý công nợ em cần chú ý về việc tổ chức công tác hạch toán hợp lý để theo dõi chi tiết công nợ từng khách hàng, từng đợt mua hàng, từng loại hình kinh doanh.
    1/ Thông qua các kỹ thuật sử dụng phần mềm kế toán như:
    + Tạo mã khách hàng
    + Tạo mã đơn hàng, hợp đồng

    2/ Ví dụ: các hoạt động trên phát sinh với Vietnam airline sẽ có thể hạch toán như sau:
    + Mua vé: 156,133/331 (Vietnam airline)
    + Thu hộ tiền mua vé: 112/1388 (Vietnam airline) gồm tiền vé và phí hoa hồng
    + Tiền phí hoa hồng trừ vào tiền thu hộ: 1388/5113,3331 – DN lập hóa đơn thu phí hoa hồng
    + Chi trả tiền đã thu hộ tiền vé sau khi trừ phí hoa hồng: 1338/112
    + Trường hợp vừa phát sinh hoạt động mua vé và vừa làm đại lý vé: DN lập Biên bản đối chiếu xác nhận, quyết toán từng hoạt động kinh doanh để làm cơ sở thanh toán và hạch toán, em nhé!

    3/ Với hoạt động bán vé thì em nên phân chia các phần hành kế toán riêng biệt
    Ví dụ; kế toán bán vé và công nợ phải thu khách hàng, tập trung chuyên môn vào kế toán doanh thu, không phản ánh quá trình thu tiền bán hàng, luôn giả định: bán hàng, chưa thu tiền.
    hạch toán: 131/511,3331 (chi tiết khách hàng) & 632/156
    kế toán thu tiền bán hàng (Tức kế toán tiền mặt, kế toán ngân hàng), không hạch toán doanh thu, luôn giả định: thu hồi công nợ phải thu của khách hàng, hạch toán: Nợ TK 111,112/ Có TK 131 ((chi tiết khách hàng)
    Trên đây là một số gợi ý nhỏ của tôi. Mong rằng đã hỗ trợ em phần nào trong việc quản lý công nợ phải thu, phải trả
     
    Trung Nguyen Van thích bài này.
  6. Trung Nguyen Van

    Trung Nguyen Van New Member

    Dạ, c trả lời cụ thể, chi tiết lắm. E cảm ơn c nhiều nhé, trong quá trình làm có gì ko hiểu e hỏi c hdan e tiếp nhé c
     
  7. Mai KT

    Mai KT New Member

    lâu lâu mới vào top, mà thấy có mấy ních cứ quảng cáo nhìn ko vừa mắt gì cả, ad cho out luôn đi ạ.
     
  8. Thuylinh1992

    Thuylinh1992 New Member

    Mọi người cho e hỏi là: bên em có 1 lao động là nhân viên chính thức của công ty (đóng BH), giờ nhân viên này làm thêm 1 công trình cho công ty, công ty ký hợp đồng cộng tác viên với nhân viên này, vậy khi trả tiền cộng tác viên mình có thu thuế 10% luôn ko hay để cuối năm mình quyết toán cho nhân viên này vượt mức mới thu ạ? Khi quyết toán cuối năm cho nhân viên này thì tiền lương chính thức đưa vào mẫu 01, lương CTV đưa vào mẫu 02 phải ko ạ? E cảm ơn các anh chị rất nhiều
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  9. để cuối năm xem có vượt không thì thu b ạ
     
  10. Chào bạn!
    Trường hợp “công ty ký hợp đồng cộng tác viên với nhân viên này” => tức là, cá nhân này đang cung cấp dịch vụ nào đó cho Công ty bạn, cá nhân có nguồn thu nhập thứ 2, ngoài tiền lương chính tại Doanh nghiệp.
    Căn cứ:
    + Bộ Luật dân sự
    + Luật thuế Thu nhập cá nhân
    + Thông tư 111/2013/TT-BTC
    + Thông tư 96/2015/TT-BTC
    1. THU NHẬP CHI TRẢ CHO CÁ NHÂN CÓ PHẢI KHẤU TRỪ THUẾ TNCN 10%
    Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 21 Thông tư 111/2013/TT-BTC “Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”
    Trường hợp giữa Công ty của bạn phát sinh chi trả thu nhập (tiền công) cho các cá nhân. DN có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN 10% trước khi chi trả, kê khai, nộp thuế TNCN, quyết toán thuế TNCN theo quy định pháp luật hiện hành, nếu mức thu nhập từng lần chi trả trên 2 triệu đồng, bạn nhé!
    2. QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN NHƯ THẾ NÀO?
    Căn cứ các quy định pháp luật trên và các công văn hướng dẫn về việc việc quyết toán thuế TNCN các năm của Tổng cục thuế
    a/ Nếu phần thu nhập thứ 2 (thu nhập vãng lai) của cá nhân này không vượt quá 10 triệu đồng/tháng, cá nhân có thể ủy quyền cho DN của bạn quyết toán thuế TNCN. Bảng kê khai quyết toán thuế với cá nhân theo biểu tính thuế suất toàn phần (Bảng kê mẫu 05-2/BK-QTT-TNCN được ban hành theo Thông tư 92/2015/TT-BTC)
    b/Trường hợp, (thu nhập vãng lai) của cá nhân này vượt quá 10 triệu đồng/tháng, cá nhân có trách nhiệm quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế.
    Bạn có thể tham khảo thêm công văn hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2017
    http://ngheketoan.edu.vn/.../Huong-dan-uy-quyen-quyet...
    http://ngheketoan.edu.vn/.../Huong-dan-quyet-toan-thue...
    Chúc bạn luôn được lãnh đạo doanh nghiệp trọng dụng và có mức thu nhập cao trong nghề nghiệp của mình!
     
  11. Em có thắc mắc này anh chị chỉ giúp em với ạ

    công ty em có 2 cái ô tô. công ty em làm về du lịch. Nhưng 2 cái oô tô con này chủ yếu sếp em đi ạ, cũng không tạo ra doanh thu gì mấy từ ô tô này, nó khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Khi khấu hao thì em hạch toán nợ 6424/có 214: giả sử là 80.000.000đ

    Nhưng do không tạo ra mấy doanh thu nên em muốn loại bớt khấu hao đi thì em làm tiếp bút toàn nợ 811 có 6424 khoảng 60.000.000đ được không ạ

    em cảm ơn nhiều ạ!
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  12. Chào Em!

    Cám ơn em đã chia sẻ về tình huống của DN. Tôi nhận thấy em là người có tố chất để trở thành kế toán giỏi đấy!. Em đã biết lo lắng, mong muốn loại bớt phần chi phí khấu hao tương ứng với phần giá trị của xe ô tô không thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
    DN.

    1/ Tuy nhiên, để xem xét kỹ về trường hợp này, chúng ta cần lưu một số điểm sau Nguyên giá ô tô bao nhiêu Doanh nghiệp có chức năng vận tải không?

    Ô tô thực tế sử dụng vào việc gì?
    Tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thế nào? (số liệu bào cáo cơ quan thuế)

    2/ Thực tế, tình huống của DN đúng là có rủi ro thuế cao. Cụ thể, để chi phí khấu hao của DN là chi phí được trừ thì điều quan trọng nhất,DN ngoài chứng từ mua ô tô hợp lệ (Hợp đồng mua xe, Biên bản giao nhận xe, Hóa đơn GTGT, các chứng từ hợp pháp khác), DN cần chứng minh, ngay từ khi mua xe, việc mua sắm sử dụng xe này là thực sự cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Như vậy, tại thời điểm mua sắm xe, DN cần làm rõ trong Tờ trình duyệt mua xe các vấn đề
    + tại sao phải mua sắm tài sản này?
    + tài sản này phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh gì? Thực tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ra sao? (Đối với trường hợp đưa đón Giám đốc, cần làm rõ việc đưa đón này có thực tế đem lại hiệu quả kinh tế cho DN không, hay phần lớn đáp ứng nhu cầu cá nhân. Nếu đáp ứng
    phần lớn nhu cầu đi lại của cá nhân, chi phí khấu hao này không được trừ, tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân Giám đốc)
    + Tại sao mua ô tô này? Giá trị này? Mà không phải ô tô khác => (DN cần lựa chọn ít nhất 3 nhà cung cấp lớn về các thương hiệu xe khác nhau, trình lãnh đạo DN cân nhắc, chọn lựa)

    3/ Trường hợp muốn loại bớt chi phí khấu hao không thực tế liên quan đến HĐSXKD phải làm thế nào?
    Trường hợp em muốn loại bớt chi phí khấu hao không thực tế liên quan đến HĐSXKD em cũng cần chỉ rõ cơ sở loại bỏ phần chi phí này em nhé. Ví dụ em định loại 60 triệu đồng trong 80 triệu đồng, việc loại này dựa trên căn cứ nào?
    Chẳng hạn, em có thể căn cứ vào lịch trình xe đi hàng tháng, trong đó thể hiện rõ 6/8 thời gian sử dụng xe không thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh do đó loại bỏ phần chi phí khấu hao này. Lịch trình xe cần nêu rõ xe đi đâu, bao nhiêu km, việc đi lại này liên quan đến hoạt động kinh doanh gì?, Lịch trình xe cũng là cơ sở quan trọng để xem xét chi phí xăng xe tiêu hao có đủ điều kiện là chi phí được trừ không?

    Trên đây là một số chia sẻ nhỏ của tôi đối với tình huống của DN. Căn cứ pháp lý: Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC; Thông tư 45/2013/TT-BTC, em nhé.
    Mong rằng em đã có gợi ý phù hợp để xử lý tình huống của mình!
     
    trangdao thích bài này.
  13. trangdao

    trangdao New Member

    thanks bạn, bạn chia sẻ rất cụ thể
     
  14. Anh Ha Ngoc

    Anh Ha Ngoc New Member

    Chào mọi người, công ty em nhận được quyết định sau thanh tra thuế là: Số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ sau giảm: 43 tr.
    Em sẽ hạch toán vào thời điểm nhận được QĐ là:
    Nợ TK4211/Có TK1131: 43tr
    Đồng thời trên tờ khai thuế GTGT của tháng đó điều chỉnh vào chỉ tiêu 37: 43tr phải không ạ? (Công ty em nộp thuế GTGT theo tháng)
    Mong mọi người giải đáp giúp em ạ, em cảm ơn.
     
  15. Ga Koi

    Ga Koi Member

    hóng câu giải đáp
     
  16. làm vậy đúng r b nha
     
  17. Thuylinh1992

    Thuylinh1992 New Member

    Em chào cả nhà, em có tình huống này của cty bạn em, mà em băn khoăn ko biết thế nào,mong cả nhà giải đáp giúp em để em có thêm kinh nghiệm, áp dụng vào cty em khi gặp phải ạ.
    Năm 2018, Công ty bạn em có vài nhân viên đến tháng 7/2018 mới báo tăng BH cho họ, Trường hợp như vậy, bạn ấy có thể làm hợp đồng lao động 12 tháng, và 6 tháng đầu để họ làm dưới 16 ngày mỗi tháng được không ạ, và sau tháng 7 đóng bảo hiểm sẽ cho họ làm đủ tháng được không ạ.
    Em cám ơn!
     
    Kế toán EDUBELIFE thích bài này.
  18. ninhan

    ninhan New Member

    em theo dõi vụ này với ạ
     
  19. Tôi xin gợi ý về vấn đề em đang băn khoăn như sau nhé:

    VẤN ĐỀ DN: 6 tháng đầu DN em ký hợp đồng lao động liên tục làm dưới 16 ngày mỗi tháng được không?
    Tại khoản 3 Điều 22 BLLĐ năm 2012 có quy định “Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên,”

    Việc DN em không đóng bảo hiểm trong thời gian làm việc 6 tháng liên tục của người lao động phải chăng DN đang mong muốn các trường hợp này được coi như hợp đồng lao động thời vụ dưới 1 tháng (16 ngày) để không phải đóng bảo hiểm? việc này đang gặp hai vấn đề pháp lý

    THỨ NHẤT: nếu các công việc này mang tính chất thường xuyên từ 12 trở lên, DN không được ký hợp đồng thời vụ.
    Việc này cứ tiếp diễn thì Hợp đồng lao động thời vụ trên sẽ “tự động” chuyển thành hợp đồng lao động có thời hạn, tức là DN có thể bị truy thu bảo hiểm.
    (Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 BLLĐ năm 2012 thì “Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng”.)

    THỨ HAI: Nếu người lao động CHỈ làm việc 16 ngày tại Doanh nghiệp, thời gian còn lại người lao động có thể làm việc ở nơi khác. Hay nói một cách khách, người lao động này có thể có nhiều nguồn thu nhập khác nhau.
    Căn cứ Thông tư 111/2013/TT-BTC, trường hợp DN chi trả thu nhập cho người lao động này từ 2 triệu đồng trở lên, DN có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN 10%, nếu không DN sẽ bị rủi ro thuế cao, có thể bị truy thu thuế TNCN

    KẾT LUẬN
    Để có kiến thức, kỹ năng xử lý tốt vấn đề chi phí nhân công tại Doanh nghiệp, chúng ta cần nghiên cứu kỹ Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp liên quan đến chi phí tiền công, tiền lương, Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành
    liên quan đến các quy định pháp lý này. Mục tiêu quân trị tại các doanh nghiệp hiện nay đều theo hướng: tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập cá nhân, thuế TNDN,giảm thiểu chi phí bảo hiểm nhưng phải đảm bảo sự tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý trên. Làm sao có thể giải quyết hài hòa mối quán hệ mâu thuẫn này đang là một thách thức lớn đối với vấn đề quản trị tài chính, rủi ro pháp lý tại các doanh nghiệp và yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp kế toán chúng ta hiện nay .

    Mong rằng gợi ý nhỏ trên của tôi sẽ giúp ích phần nào trong việc tìm ra phương hướng giải quyết tốt vấn đề trên tại DN. Chúc em một năm mới thành công và hạnh phúc!
     
  20. Thuylinh1992

    Thuylinh1992 New Member

    em cám ơn cô đã giải đáp thắc mắc này giúp em, Cô vừa giỏi lại rất nhiệt tình nữa, dù cv bận rộn như vậy mà cô vẫn dành thời gian tư vấn cho mn, em chúc cô luôn hạnh phúc và thành công
     

Chia sẻ trang này